TRỊ SỔ MŨI VÀ HO LÂU NGÀY CHO BÉ

TRỊ SỔ MŨI VÀ HO LÂU NGÀY CHO BÉ

09:45 - 25/05/2019

Ho và sổ mũi là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, thông thường bắt nguồn từ khi bé bị cảm lạnh. Nếu tình trạng ho, hắt hơi, sổ mũi kéo dài lâu ngày sẽ khiến trẻ trở nên khó chịu, hay cáu gắt dẫn tới tâm lý các bậc làm cha mẹ vô cùng hoang mang và lo lắng

1.Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho và sổ mũi

Ngoài cảm lạnh, còn có rất nhiều nguyên nhân khác làm bé bị sổ mũi và ho. Mẹ cần phân biệt để tránh nhầm lẫn những triệu chứng này với nhau.
- Dị ứng: Trẻ thường bị sổ mũi kèm hắt hơi, đỏ mắt và ngứa.
- Ngẹt mũi sơ sinh: Nếu trẻ sơ sinh bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác, có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ.
- Cảm lạnh: Trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, ho, chảy nước mắt và hắt hơi.
- Dị vật trong mũi: Vật lạ trong mũi sẽ khiến bé bị chảy nước mũi và có thể chảy máu hoặc gây đau đớn.
- Cúm: Sổ mũi do cúm thường mệt mỏi hơn với các triệu chứng lạnh run, đau ê ẩm khắp người, đau họng, chóng mặt và chán ăn.

2.Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao?

Khi trẻ bị ho và sổ mũi, mẹ hãy nhanh chóng giữ ấm cơ thể cho trẻ với tinh dầu tràm năm gân, vệ sinh mũi cho trẻ và tham khảo một số bí quyết đơn giản sau đây. Có thể bé sẽ tự vượt qua đợt ốm và có hệ miễn dịch thêm khỏe mạnh mà không cần dùng kháng sinh hay các loại thuốc có nhiều tác dụng phụ khác.
- Cho bé nằm chơi, ăn, ngủ trên chiếu, đệm sàn nhà có trải thảm. Luôn giữ cho mũi bé sạch và khô bằng cách hút, rửa 4-6 lần/ngày hoặc xịt nước muối biển để con tự xì mũi ra.
- Song song với việc rửa mũi, Mẹ nên sử dụng tinh dầu tràm năm gân khi tắm cho bé, và matxa sau khi tắm với tinh dầu tràm năm gân lên gan bàn chân, lưng và ngực cho trẻ để giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi ... giúp con có hơi thở nhẹ nhàng, nhanh chóng dễ chịu. Khuyến khích với trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên, hãy dùng sản phẩm Tinh dầu tràm năm gân để giải quyết tận gốc bệnh qua cơ chế tiêu viêm, giảm ho, long đờm, giảm khò khè, tăng cường hệ miễn dịch. Chi tiết thông tin xin liên hệ tới tổng đài 024 3763.3914 để được sự tư vấn về sản phẩm cũng như cách chăm sóc cho thiên thần nhỏ một cách tốt nhất.
- Việc giữ ấm cho trẻ là việc tối quan trọng. Các bước nêu trên đều có mục đích là giúp bé giữ ấm và khai thông đường thở, để bé bớt khó chịu và ăn, ngủ ngon hơn. Kiên trì thực hiện các bước này trong vài ngày, mẹ sẽ thấy bé đỡ sổ mũi mà không cần dùng kháng sinh. Việc giữ ấm, giữ vệ sinh giúp nước mũi không chảy vào cuống họng, tạo thành đờm làm bé ngứa cổ và ho. Nếu không nhanh chóng giảm các triệu chứng, bé sẽ phải thở bằng miệng, có đờm cần phải được lấy ra…dẫn tới việc bị nôn, ói khi ăn.

3.Những điểm mẹ cần thường xuyên chú ý bên cạnh việc điều trị cho trẻ

  • Trong nhà luôn phải có sẵn các vật dụng y tế cần thiết: Tinh dầu tràm năm gân để tắm và matxa; nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) để rửa mũi và súc miệng; dụng cụ hút mũi; máy tạo độ ẩm.
    - Cha mẹ luôn phải có thói quen giữ vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng/nước rửa tay và súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày, sau khi đến những nguồn bệnh là những nơi công cộng nhiều người để hạn chế bớt nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhỏ
    - Nếu trẻ còn quá nhỏ (dưới 3 tháng tuổi), hãy gọi cho bác sĩ ngay khi trẻ có dấu hiệu cảm, cúm và không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào. Với trẻ lớn hơn, nếu trẻ bị sốt cao, mất nước, tiêu chảy, khó thở… hoặc ốm dai dẳng hơn 1 tuần thì mẹ cần đưa con tới khám bác sĩ trực tiếp.
    - Cho con uống nhiều nước, sữa, nước trái cây…để tăng cường hệ miễn dịch. Khi trẻ bị ho, sổ mũi thì càng cần uống nhiều nước để làm loãng dịch, đờm.
    Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi do sức đề kháng còn yếu do đó dễ mắc các bệnh hô hấp trên như viêm sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi. Khi trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi đó là triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh, ví dụ như trẻ có thể đã bị cảm lạnh hoặc viêm xoang. Các mẹ cần nhận biết rõ các triệu chứng để từ đó có biện pháp điều trị cho bé phù hợp, giúp bé mau khỏe mạnh, mau lớn.